Để các thiết bị điện tử có thể hoạt động trơn tru, bình thường thì nó đều có những bộ phận đảm nhận chức năng quan trọng đấy. Đối với máy tính, PSU được ví như quả tim của cả thiết bị. Vậy, PSU là gì? PSU có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Để hiểu sâu về PSU các bạn có thể tham khảo bài đọc dưới đây.
Tổng quan bài viết
Khái niệm của PSU
PSU có tên hoàn chỉnh là Power Supply Unit hay còn gọi là bộ nguồn của máy tính. Đây là một trong những phần cứng của máy tính, nằm trong thùng máy tính và vai trò của nó vô cùng quan trọng. Nguồn máy tính có nhiệm vụ cung cấp nguồn điện năng đến các linh kiện điện tử khác trong máy thông qua việc chuyển dòng điện xoay chiều AC thành dòng điện một chiều DC.
Bộ nguồn máy tính PSU gồm có những thành phần như CPU, mainboard, ổ cứng, bàn phím, chuột, card màn hình. Các thành phần này đều sử dụng chung nguồn điện một chiều (DC). Thông qua các đầu pin, bộ nguồn có chức năng chuyển đổi dòng điện xoay chiều từ bên ngoài thành dòng điện một chiều. Chính vì vậy mà bộ nguồn PSU được xem là thành phần vô cùng quan trọng.
Có hai loại bộ nguồn máy tính, đó là:
- Nguồn tuyến tính: tạo ra điện áp đầu ra phụ thuộc vào điện áp đầu vào, nó được cấu tạo từ biến áp với cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp
- Nguồn phi tuyến: nguồn phi tuyến có điện áp đầu ra ổn định và ít phụ thuộc vào điện áp đầu vào trong một giới hạn cho phép nhất định.
Chức năng của PSU
Khi nói đến PSU thì có rất nhiều người bỏ qua nó, tuy nhiên PSU hay nguồn máy tính là một thành phần không thể thiếu đối với bất kì loại máy tính nào. Bên cạnh các thiết bị như bo mạch chủ, hay bộ vi xử lý… thì bộ nguồn máy tính là thiết bị duy nhất cung cấp năng lượng cho máy tính hoạt động, chính vì vậy máy tính có thể hoạt động bình thường và ổn định hay không đều phụ thuộc vào PSU.
Hệ thống máy tính sẽ bị mất ổn định nếu như bộ nguồn máy tính kém chất lượng, không cung cấp đủ điện, hoặc cung cấp điện không ổn định cho máy tính. Điều này chính là nguyên nhân làm hỏng hoặc làm giảm độ bền của thiết bị. Chính vì vậy, để bảo vệ hệ thống máy tính tốt hơn, các bạn nên lựa chọn PSU phù hợp và cẩn thận.
Quy trình hoạt động bộ nguồn máy tính PSU
Từ nguồn điện gia đình có điện áp 110Vac/220Vac với tần số 50/60 hz đến PSU được biến đổi thành điện áp một chiều nhờ các mạch lọc nhiễu. Sau đó, thông qua một máy biến áp, điện áp một chiều được biến đổi thành điện áp xoay chiều, tiếp theo đó được hạ cấp thành điện áp xoay chiều ở điện áp thấp hơn và cuối cùng trở lại điện áp một chiều.
Công thức tính công suất PSU
Để tính được công suất của bộ nguồn máy tính, các nhà toán học đã đưa ra một công thức cụ thể như sau:
Công suất điện Watt (W) = Voltage (V) x Ampe (A)
Trong đó:
- V: là hiệu điện thế.
- A: là cường độ dòng điện.
Một số thông số cần lưu ý của nguồn máy tính
Bất kì một thiết bị điện tử nào, để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp thì chúng ta đều cần phải lưu ý đến các thông số trên thiết bị. Để có thể lựa chọn được PSU phù hợp, các bạn cần lưu ý một số thông số cơ bản sau:
Các kết nối đầu ra của bộ nguồn máy tính PSU
- Đầu nối bo mạch chủ: Tùy thuộc vào loại bo mạch chủ được sử dụng để lựa chọn đầu nối phù hợp, thường thì đầu nối bo mạch chủ có từ 20 – 24 chân. Hiện nay còn có loại mới là 20 +4 chân.
- Đầu cắm cấp nguồn cho CPU có hai loại: đó là bốn chân và tám chân. Đầu cắm bốn chân dùng cho ổ quang (giao diện ATA), ổ cứng và ổ mềm (Floppy). Đầu cắm tám chân thường dùng cho card mạnh, card đồ họa cao cấp.
Quy ước đầu dây trên nguồn máy tính – Power Supply Unit
Quy ước đầu dây trên nguồn máy tính bạn cần nắm rõ đó là:
- Màu đen: Đây là COM hay GNS hay còn gọi là dây chung, có mức điện áp quy định = 0V.
- Màu cam: Dây này có mức điện áp là +3,3V.
- Màu đỏ: Mức điện áp +5V là của dây này
- Màu vàng: Đây là màu dây có quy định mức điện áp là +12V.
- Màu xanh dương: Đây là dây có mức điện áp ngược lại với dây màu vàng là -12V.
- Màu xanh lá: Đây là dây đảm nhiệm vai trò kích hoạt nguồn vì vậy nó khá quan trọng. Tuy nhiên, nó có thể thay thế bằng cách nối dây xanh lá với dây đen để kích hoạt nguồn.
- Màu tím: Đây là nguồn dây có mức điện áp quy định là 5Vsb (5V standby). Đây là dây duy nhất có điện dù có được kích hoạt hay không. Dòng điện ở dây tím này nhằm cung điện cấp cho chuột, bàn phím, các cổng USB và việc khởi động thiết bị.
- Ngoài ra còn có một số màu dây khác, với mỗi màu sẽ được quy định một loại điện áp khác nhau.
Các quy ước công suất PSU (Power Supply Unit)
Công suất PSU cũng có các quy ước cụ thể đó là:
- Công suất tiêu thụ: Công suất này thể hiện lượng điện năng tiêu thụ của nguồn máy tính so với những đồ khác trong gia đình. Dựa vào lượng công suất tiêu thụ mà bạn sẽ phải trả một lượng tiền ngang bằng với mức công suất tiêu thụ.
- Công suất cung cấp: Được tính bằng công thức là tổng công suất mà bộ nguồn cung cấp cho CPU, bo mạch chủ và các linh kiện liên quan. Tần suất sử dụng và đặc tính hoạt động của thiết bị sẽ quyết định nên công suất. Chính vì vậy mà công suất cung cấp sẽ nhỏ hơn công suất của nguồn. Các thiết bị ảnh hưởng đến công suất tiêu thụ có thể kể đến như: CPU máy tính, Card đồ họa VGA, Chipset cầu bắc, quạt máy tính điều chỉnh nhiệt độ.
- Công suất cực đại liên tục: Công suất này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, chính vì vậy nó được đo với đơn vị là mili giây(ms). Loại công suất này không yêu cầu tính toán vì nó được ghi trên nhãn của sản phẩm.
- Công suất cực đại vô thời hạn: Công suất này phản ánh công suất có thể đạt tối đa khi máy tính chạy liên tục trong một khoảng thời gian dài, có thể kéo dài đến vài ngày. Công suất là một trong những thông số quan trọng vì nó quyết định đến mức độ hoạt động và độ bền của máy tính.
Một số cách giúp các bạn lựa chọn được bộ nguồn máy tính phù hợp
Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người mà sẽ có những yêu cầu riêng đối với bộ nguồn của máy tính.
- Công suất sử dụng của PSU: Bởi vì tùy thuộc vào mục đích sử dụng máy tính mà các bạn sẽ lựa chọn loại bộ nguồn tương ứng. Ví dụ, đối với những bạn có tính chất công việc phức tạp thì nên lựa chọn bộ nguồn có hiệu suất lớn, còn với những công việc nhẹ nhàng thì ngược lại, nếu không nó sẽ bị lãng phí.
- Thương hiệu sản xuất của PSU: Khi lựa chọn bộ nguồn máy tính, các bạn nên quan tâm đến đơn vị đã sản xuất, vì những thương hiệu uy tín sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng. Một số thương hiệu nổi tiếng như Silverstone, Seasonic, Corsair , có chất lượng rất tốt tuy nhiên giá thành cũng khá cao. Một số thương hiệu tầm trung như Acbel, FSP, Thermaltake, Cooler Master, hoặc một số thương hiệu giá rẻ nhưng chất lượng cực kì ổn áp có thể kể đến như Huntkey, Golden Field.
- Lưu ý đến giá thành của PSU phù hợp: Tùy thuộc vào mức tài chính cũng như yêu cầu công việc của các bạn để đưa ra lựa chọn về giá thành của PSU máy tính. Nếu như các bạn chỉ làm nhân viên văn phòng, với mức độ công việc nhẹ nhàng thì các bạn không cần đầu tư vào PSU có giá thành quá cao, vì nó sẽ gây ra tình trạng lãng phí tài chính.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho máy tính của các bạn hoạt động lâu dài, ổn định thì các bạn nên đầu từ khoảng 10% đến 15% tổng tài chính khi mua máy để đầu tư cho bộ nguồn máy tính.
Vừa rồi là toàn bộ những gì mà Tin Học Đại Dương Xanh muốn chia sẻ tới quý độc giả về vấn đề PSU là gì? Mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu thêm hơn nữa là bộ nguồn máy tính là gì và nó có chức năng như thế nào đối với máy tính đồng thời giúp các bạn có thể đưa ra những sự lựa chọn phù hợp nhé!