Main (hay còn gọi là bo mạch chủ) được coi là “trái tim” của máy tính, vì nó là nơi điều khiển và phân phối nguồn điện, truyền tải tín hiệu và điều khiển các hoạt động trên máy tính. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Main là gì, vai trò của nó trong máy tính và cách nó hoạt động để có thể lựa chọn main một cách chính xác nhất!
Tổng quan bài viết
Mainboard là gì và được hiểu là như thế nào?
Mainboard hay còn được gọi là main máy tính hoặc là bo mạch chủ được hiểu là một bảng mạch có vai trò quan trọng trên máy tính, laptop. Nó có tác dụng kết nối các linh kiện, phụ kiện bên trong máy tính thành một thể thống nhất để có thể đi vào sử dụng một cách bình thường.
Mainboard thường được các kỹ sư điện ví như trái tim bơm máu đi khắp cơ thể của con người. Vì chỉ cần cấu tạo mainboard gặp vấn đề, thì tất cả các bộ phận khác của máy tính sẽ bị ảnh hưởng theo. Như vậy có thể thấy, mainboard có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với toàn hệ thống của máy tính.
Vai trò của mainboard đối với máy tính
Có thể nói, khả năng vận hành cũng như liên kết và hoạt động của máy chịu sự chi phối, ảnh hưởng rất lớn bởi bo mạch chủ. Do đó tình trạng của mainboard phản ánh rất cụ thể tình trạng hoạt động của máy tính, hoặc là máy tính đang hoạt động bình thường hoặc máy đang gặp vấn đề.
Cụ thể, chức năng của mainboard như sau:
- Giúp liên kết các linh kiện và thiết bị ngoại vi để tạo thành một thể thống nhất: Vì bản chất mainboard là một bản mạch, chính vì vậy quá trình làm như nào để điều khiển đường đi cũng như tốc độ của dữ liệu một cách chính xác nhất được xem là nhiệm vụ chính của nó.
- Phân phối điện áp phù hợp đến từng thiết bị và linh kiện: Bởi vì dòng điện lưới khi đi vào máy tính có những lúc sẽ không ổn định, hoặc bị gián đoạn, điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của máy tính, do đó bất kỳ hệ thống máy móc nào cũng cần được quan tâm đến bộ phận mainboard để đảm bảo sự ổn định khi hoạt động của máy tính.
- Quyết định cấu hình, cấu trúc và độ bền của máy: Vì mainboard có thể nâng cấp được, do vậy nếu bạn muốn máy càng bền thì càng nên bảo vệ bo mạch chủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chỉ khi các bạn bảo quản và sử dụng nó theo hướng dẫn thì mới có thể nâng cao tuổi thọ cho mainboard.
Những thông số cơ bản của main và ký hiệu
Như các bạn cũng đã biết, mỗi thiết bị linh kiện điện tử đều có những thông số và ký hiệu, cũng như là chức năng khác nhau. Mainboard cũng vậy, để có thể sản xuất, hay tạo ra được một mainboard hoàn chỉnh thì nó cũng cần có những thành phần cũng như những thông số để phù hợp với mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Dưới đây chúng tôi có thể kể đến những thông số cơ bản của mainboard.
- Kích cỡ: Đây được xem là thông số đầu tiên và cơ bản cần phải để ý tới. Các loại mainboard phổ biến thường thấy như mATX (microATX), ATX và EATX (Extra-ATX). Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của các bạn mà lựa chọn kích cỡ khác nhau phù hợp với từng loại.
- Đế cắm CPU (Socket): đây là một thành phần cơ học cung cấp kết nối giữa bộ vi xử lý và bảng mạch (PCB), cho phép CPU có thể tháo rời và thay thế mà không phải hàn chết vào mainboard.
- Chipset: Đây là thiết bị phần cứng vô cùng quan trọng nó được đánh giá như là trung tâm giao tiếp theo dõi việc lưu thông dữ liệu giữa các phần cứng với nhau. Chipset bao gồm hai chíp đó là chip cầu Bắc và chip cầu Nam.
- Khe cắm RAM: Chính là một khoảng trống trên các bo mạch chủ của máy tính để bạn có thể lắp ráp RAM vào máy. Tùy thuộc vào loại bo mạch chủ khác nhau mà bạn có thể có tối đa hóa bốn ổ cắm bộ nhớ. Nếu bạn có một bo mạch chủ cao cấp, bạn có thể có nhiều hơn 4 khe cắm RAM.
- Khe cắm mở rộng: mainboard sẽ có số lượng khe cắm mở rộng khác nhau tùy vào các kích cỡ của linh kiện. Hầu hết hiện nay đều sử dụng các khe cắm PCIe để kết hợp cùng các bo mạch chủ để kết nối với linh kiện khác.
- Khe cắm ổ cứng: Hiện nay trên thị trường các bo mạch chủ phổ biến đều sở hữu các khe cắm SATA với tốc độ đạt khoảng 6 Gb/s và NVMe.
- Cổng SATA: hay còn có tên gọi là Serial ATA, được xem là thiết bị hỗ trợ truyền thông cho máy tính để kết nối bộ điều hợp bus chủ với các thiết bị lưu trữ dùng chung như ổ đĩa cứng và ổ đĩa quang.
- Hỗ trợ điều hòa tích hợp: Các mainboard này chỉ hỗ trợ các CPU có card đồ họa tích hợp với kết nối HDMI và DisplayPort.
- Chipset âm thanh: chứa bộ xử lý DAC nhằm chuyển đổi tín hiệu điện tử thành analog.
- Kênh âm thanh: thể hiện số kênh âm thanh được hỗ trợ bởi mainboard. Âm thanh có hay, có sôi động chân thực hay không đều phụ thuộc vào việc có bao nhiêu kênh âm thanh.
Vậy cơ chế để mainboard hoạt động
Mainboard có cấu tạo gồm hai chip đó là cầu bắc và cầu nam, có nhiệm vụ là nối các thành phần với nhau, ví dụ như nối RAM với CPU, hoặc nối CPU với VGA Card.
Các linh kiện tự động liên kết với nhau tạo nên tốc độ truyền khi mà động cơ hoạt động, tốc độ này được đưa tới các bộ phận để xử lý lại. Mainboard chỉ tiếp tục hoạt động khi có tốc độ đường truyền mới được đưa vào. Đây là lý do giúp máy tính hoạt động vận hành đối xứng và trơn tru hơn.
Mặc dù vậy, tốc độ truyền của RAM phải nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ truyền của CPU. Đây là nguyên lý cơ bản nhất để CPU nhận hết dung lượng của RAM. Tuy nhiên nếu tốc độ của CPU nhỏ hơn RAM thì nó sẽ trở nên vô nghĩa bên cạnh đó còn bị lãng phí, không tận dụng được sức mạnh tối ưu.
Giữa mainboard trên laptop và mainboard trên PC có điểm gì khác nhau?
Laptop và PC được biết đến đều là máy tính có kết nối internet, tuy nhiên khi các bạn đi sâu tìm hiểu kỹ về mainboard dùng cho hai loại máy tính này thì không hoàn toàn giống nhau.
Đối với PC, mainboard là phần bo mạch bao gồm các khe kết nối. Những khe này tương tự như khe kết nối CPU, GPU, ổ cứng, RAM, và nguồn.
Trong khi đó, mainboard dùng cho laptop lại được hàn gắn liền như một linh kiện. CPU và GPU thông thường sẽ được gắn liền trực tiếp trên mainboard. Điều này giúp máy tính tiết kiệm được một khoảng không gian.
Một số lưu ý cần quan tâm khi chọn main máy tính
Bạn nên nắm chắc những điều cần lưu ý khi chọn mainboard. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn khi lựa chọn mainboard cho thiết bị của bạn. Sau đây chúng tôi xin đề cập tới một số lưu ý nổi bật như:
- Lựa chọn socket phù hợp với CPU, vì mỗi loại CPU sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau khi kết hợp với socket. Bạn có thể tham khảo trên mạng để đưa ra được quyết định đúng đắn nhất của mình.
- Bạn không cần quan tâm tới socket đối với bo mạch chủ trên laptop, vì CPU đã được gắn liền trên bo mạch chủ. Thay vào đó bạn nên quan tâm đến khả năng nâng cấp linh kiện như RAM và các linh kiện khác,…
Một số câu hỏi thường gặp
Main khi hư hỏng thì có sửa chữa được không? Chi phí sửa chữa là bao nhiêu?
Đa phần các trường hợp bị hỏng main đều có thể sửa chữa được, chỉ những trường hợp lỗi rất nghiệm trọng mới cần phải thay thế main mới. Chi phí để sửa chữa main cũng còn phụ mức độ hư hỏng của linh kiện, tuy nhiên mức giá sẽ dao động từ 150.000 VND đến 1 triệu đồng tùy mức độ sửa chữa của sản phẩm.
Chi phí để mua main có đắt không?
Tùy thuộc vào từng loại mainboard cũng như chức năng của nó mà giá thành cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung mainboard có giá thành dao động từ 350.000 VND đến 4 triệu đồng trên một chiếc.
Hi vọng thông qua qua bài viết này, chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc cũng như những câu hỏi liên quan đến mainboard là gì, đồng thời cũng hiểu được các cấu tạo của một main máy tính. Chúc bạn sẽ có thể lựa chọn được cho mình một main phù hợp với máy tính của bản thân. Nếu có nhu cầu mua main máy tính hãy liên hệ với Tin Học Đại Dương Xanh để được hỗ trợ nhanh nhất.