Khi đến với máy tính, chúng ta không thể không nghe đến Ram – một thành phần quan trọng trong việc xử lý dữ liệu của máy tính. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về Ram là gì và vai trò của nó trong máy tính. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Ram, cách nó hoạt động và tại sao nó lại quan trọng đến vậy trong hoạt động của máy tính.
Tổng quan bài viết
Bộ nhớ RAM là gì?
RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ được cho phép trực tiếp thu thập thông tin ngẫu nhiên đến tất cả các vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ mà đã ghi nhớ trong bộ nhớ. Những thông tin được lưu bởi RAM chỉ tồn tại ở trạng thái tạm thời và chúng sẽ bị mất đi nếu như nguồn điện được cung cấp không còn nữa.
Cấu tạo của bộ nhớ RAM
Theo các kỹ sư máy móc, RAM được cấu tạo từ nhiều linh kiện nhỏ đó là bo mạch, vi xử lý, ngân hàng bộ nhớ, chip SPD và bộ đếm, đây là những bộ phận chính của RAM. Cụ thể từng bộ phận như sau:
- Bo mạch: Hay còn gọi là bảng mạch, nó gồm tất cả các thành phần của RAM, thông qua một mạch bán dẫn silicon nhằm có thể kết nối chúng với các thành phần bộ nhớ và máy tính.
- Vi xử lý: Bộ phận này có kết cấu không đồng bộ chính vì vậy mà nó không giống như DRAM thông thường. Nhằm giúp giao diện điều khiển trở nên đơn giản hơn và loại bỏ những tín hiệu không cần thiết nên các hoạt động bộ nhớ của SDRAM được đồng bộ với vi xử lý.
- Ngân hàng bộ nhớ: Thành phần này chứa các modun lưu trữ dữ liệu, luôn có hai chiều trong SDRAM nhằm giúp các ngân hàng bộ nhớ có thể truy cập lẫn nhau.
- Chip SPD: có tên đầy đủ là serial presence detect, nằm trên bo mạch chứa thông tin về loại bộ nhớ, cũng như kích thước và thời gian truy cập. Nhờ con chip này mà máy tính có thể truy cập thông tin khi máy tính khởi động.
- Bộ đếm: đây là bộ phận có nhiệm vụ theo dõi các địa chỉ cột nhằm cho phép truy cập cụm với tốc độ cao. Bộ đếm này có 2 loại cụm, được sử dụng theo thứ tự và đan xen nhau.
Trình tự hoạt động của RAM
Khi chúng ta bắt đầu truy cập vào một ứng dụng trên điện thoại, laptop hay PC, thì ngay lúc này các thông tin của phần mềm sẽ được truyền từ ổ đĩa và sau đó được lưu trữ tại RAM, cùng lúc này CPU sẽ truy cập và thu thập dữ liệu đang được lưu trữ ở RAM để phục vụ các thao tác tiếp theo của người sử dụng.
RAM có ý nghĩa như thế nào trong máy tính
Có thể nói bộ nhớ RAM là thiết bị trung gian kết nối các tệp tin hệ thống, gồm ROM và vi xử lý có chức năng là cung cấp các thông tin, các nghiệp vụ và các dòng hiệu lệnh càng nhanh càng tốt.
Ở trên RAM sẽ dùng để lưu trữ những thông tin mà vi xử lý được, và chờ được người dùng thao tác. Chỉ ngay sau khi nhận được tín hiệu, RAM sẽ cho ra được kết quả nhanh nhất.
Ở mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Nếu không có RAM thì thiết bị không thể thực hiện hiện những thao tác, kể cả là đơn giản nhất.
Trong trường hợp RAM không đủ khoảng trống, bộ nhớ ảo sẽ thực hiện chức năng của RAM.
Những thông số trên RAM
Để chọn mua được một sản phẩm RAM ưng ý và phù hợp, các bạn cần lưu ý đến những thông số được ghi trên thiết bị, cụ thể là một số thông số cơ bản như sau:
- Dung lượng: là lượng thông tin có thể lưu trữ được trên RAM. Dung lượng RAM được tính bằng MB và GB, thông thường RAM được sản xuất với các dung lượng từ 8MB, 16MB, đến 1BG, 2GB, 4GB… Nếu muốn máy tính hoạt động càng tốt thì nên chọn dung lượng RAM càng lớn.
- ECC (Error Checking and Correction – kiểm tra và sửa lỗi): Đây được xem như là thành phần cơ bản nhất trong hệ thống máy chủ tính đến thời điểm hiện nay. Vì nó liên quan đến chức năng kiểm tra lỗi cho máy tính.
- Bus: Là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu trong RAM, có chức năng như hệ thống mạch máu dẫn máu đi khắp cơ thể.
- CAS là cụm viết tắt của Column Address Strobe hay còn gọi là độ trễ (Latency): Nó phản ánh lượng thời gian được tính từ khi dòng lệnh bắt đầu cho đến khi CPU nhận được tín hiệu và cho ra kết quả.
- Refresh Rate – Tần số làm tươi: có chức năng nạp lại điện cho các tế bào điện tử, nếu không có chức năng này thì dữ liệu sẽ bị mất.
Những điều lưu ý khi lựa chọn RAM
Trước khi bạn mua Ram mới, có vài điều cần lưu ý để đảm bảo bạn chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và tài chính của mình. Sau đây là một số điều bạn nên lưu ý khi lựa chọn mua Ram:
- Khả năng tương thích: Trước khi mua Ram mới, bạn cần xác định được loại Ram tương thích với máy tính của mình. Nếu bạn không chắc chắn về điều này, hãy kiểm tra tài liệu hướng dẫn hoặc tìm kiếm thông tin trực tuyến để biết được loại Ram tương thích với máy tính của bạn.
- Khả năng mở rộng: Bạn nên chọn Ram có khả năng mở rộng để có thể nâng cấp trong tương lai khi cần thiết. Nếu Ram của bạn không có khả năng mở rộng, bạn sẽ phải mua một bộ Ram mới nếu bạn muốn nâng cấp thêm.
- Tốc độ: Tốc độ Ram ảnh hưởng đến hiệu suất của máy tính. Bạn nên chọn Ram với tốc độ cao hơn để tăng tốc độ xử lý dữ liệu của máy tính. Tuy nhiên, việc chọn tốc độ Ram cao hơn sẽ tốn kém hơn, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ về tài chính của mình.
- Số lượng Ram: Số lượng Ram ảnh hưởng đến khả năng xử lý của máy tính. Nếu bạn sử dụng các ứng dụng nặng hoặc chơi game, bạn nên chọn Ram với số lượng lớn hơn để đảm bảo máy tính của bạn chạy mượt mà và nhanh chóng.
Dung lượng của RAM bao nhiêu là đủ so với một PC
Một số câu hỏi thường gặp
Dung lượng của RAM bao nhiêu là đủ so với một PC?
Ngày nay máy tính thường được trang bị bộ nhớ RAM với mức dung lượng ít nhất là 2GB, một số loại máy đời cao có thể được trang bị kích thước RAM lớn hơn như 8GB, hoặc 12GB…
Với các công việc như duyệt web, email, xem video sẽ phù hợp với mức RAM tối thiểu là 2GB. RAM 4GB là mức RAM mà có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng hiện nay như những công việc văn phòng hay sinh viên ngân hàng…
Đối với loại 8GB, RAM sẽ đáp ứng được gần như là tất cả người tiêu dùng, nếu như RAM có dung lượng lớn hơn có thể đáp ứng nhu cầu của các game thủ, các kiến trúc sư đồ họa, hoặc các kế toán doanh nghiệp lớn yêu cầu những con số khổng lồ…
Chức năng của RAM đối với PC
RAM có tác dụng gì?
RAM có tác dụng lưu trữ dữ liệu tạm thời khi máy tính hoạt động. Khi bạn mở một ứng dụng hoặc chạy một tác vụ nào đó trên máy tính, dữ liệu sẽ được lưu trữ trong RAM để cho vi xử lý có thể truy cập và xử lý nhanh chóng hơn. Với việc có nhiều RAM, máy tính của bạn có thể lưu trữ và xử lý nhiều dữ liệu cùng một lúc mà không bị chậm lại hoặc đóng băng. Điều này làm cho việc sử dụng máy tính trở nên mượt mà và nhanh chóng hơn, đặc biệt là khi bạn phải sử dụng nhiều ứng dụng hoặc tác vụ đồng thời.
Trên đây là toàn bộ bài viết mà chúng tôi muốn chia sẻ tới quý độc giả về RAM là gì trong máy tính. Hi vọng, thông qua bài viết này của Tin học Đại Dương Xanh sẽ giúp các bạn có thể định nghĩa được trong máy tính RAM có nghĩa là gì và đưa ra những quyết định phù hợp khi lựa chọn RAM cho máy tính của mình nhé!